Châm cứu là một phương pháp điều trị Y học cổ truyền của Trung Hoa đã được sử dụng trong hơn 2.000 năm. Đây là phương pháp đưa những cây kim mỏng đã được vô trùng vào các điểm (huyệt đạo) trên cơ thể, châm cứu sẽ giúp dòng chảy năng lượng, khí tắc nghẽn gây ra tình trạng đau được lưu thông, điều hòa lại hoạt động bình thường của kinh lạc.
1/ Khái niệm châm cứu
Châm cứu bao gồm việc cắm các kim mảnh vào các điểm cụ thể trên cơ thể, gọi là các huyệt đạo. Các huyệt đạo này nằm trên các kinh lạc, là những con đường mà “khí” và máu lưu thông trong cơ thể. Mục tiêu của châm cứu là điều chỉnh sự lưu thông của khí và máu, từ đó giúp cơ thể tự phục hồi và duy trì sức khỏe.
2/ Nguyên lý hoạt động
– Khí và Máu:Theo y học cổ truyền, sự cân bằng giữa khí và máu là rất quan trọng. Nếu khí hoặc máu bị ứ tắc hoặc thiếu hụt, có thể dẫn đến bệnh tật. Châm cứu giúp khôi phục sự cân bằng này.
– Kinh Lạc:Các kinh lạc là hệ thống đường dây năng lượng trong cơ thể. Châm cứu tác động lên các huyệt đạo trên các kinh lạc này để điều chỉnh năng lượng và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
3/ Quá trình điều trị
– Chẩn Đoán:Trước khi tiến hành châm cứu, bác sĩ sẽ thực hiện một quá trình chẩn đoán toàn diện, bao gồm quan sát, hỏi han và bắt mạch để xác định tình trạng sức khỏe và vấn đề cần điều trị.
– Tiến Hành:Các kim châm cứu rất mảnh và thường được cắm vào các huyệt đạo ở các độ sâu khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Thời gian giữ kim cũng có thể thay đổi từ vài phút đến nửa giờ.
– Kết Quả:Nhiều bệnh nhân cảm thấy thư giãn và giảm đau ngay sau buổi châm cứu. Tuy nhiên, hiệu quả có thể cần thời gian để phát huy tối đa.
4/ Ứng dụng
Châm cứu có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh và triệu chứng, bao gồm:
– Đau Mạn Tính:Như đau lưng, đau đầu, đau cổ, và viêm khớp.
– Rối Loạn Tiêu Hóa: Như buồn nôn, táo bón, và tiêu chảy.
– Rối Loạn Giấc Ngủ:Như mất ngủ và chứng lo âu.
– Vấn Đề Sinh Sản:Như đau kỳ kinh nguyệt và các vấn đề về sinh
Châm cứu có tác dụng trong điều trị những bệnh nào?
Bên cạnh hiệu quả giúp làm giảm các cơn đau như đau lưng – cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác,… Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) châm cứu còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác. Các bệnh có thể điều trị bằng phương pháp châm cứu bao gồm:
Nhóm thần kinh
- Điều trị phục hồi chức năng cho người đột quỵ
- Điện châm chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (Liệt mặt)
- Điều trị đau thần kinh tọa
- Điều trị đau đầu, mất ngủ
- Điều trị hội chứng tiền đình
- Điều trị thiểu năng toàn hoàn não
- Điều trị stress, giảm căng thẳng
- Điều trị đau thần kinh liên sườn
Nhóm cơ xương khớp
- Điều trị đau cổ vai gáy
- Điều trị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, Gout
- Điều trị đau lưng
- Điều trị đau do thoái hóa khớp
Nhóm tiêu hóa
- Viêm dạ dày
- Hội chứng ruột kích thích
- Co thắt đại tràng
Nhóm hô hấp
- Xoang
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm phế quản
Nhóm vận động
- Phục hồi vận động liệt nửa người sau đột quỵ
- Điều trị liệt chi trên, chi dưới
- Phục hồi liệt tứ chi do chấn thương cột sống
Nhóm khác
- Châm cứu giảm béo
- Kích thích bàng quang
- Đau bụng kinh
- Các rối loạn tiền mãn kinh, sau mãn kinh
Quá trình châm cứu được thực hiện như thế nào?
-
Xác định huyệt
Xác định vị trí huyệt cần châm, sau đó dùng ngón tay ấn mạnh trên vùng huyệt và di chuyển ngón tay trên bề mặt da vùng huyệt. Mục đích của thao tác này nhằm phát hiện: người bệnh cảm giác ê, tức, có cảm giác như chạm vào dòng điện hoặc người thầy thuốc cảm nhận được dưới da có một bó cơ cứng chắc hơn vùng bên cạnh
-
Chọn kim
Độ dài kim sẽ tùy thuộc độ dày cơ vùng châm.
Kim phải đảm bảo chất lượng: không rỉ sắt, không cong. Kim châm cứu cũng giống thiết bị y tế khác cần đảm bảo quy trình sản xuất tốt và tiêu chuẩn vô trùng. Kim chỉ sử dụng một lần.
-
Sát trùng da
Làm sạch bề mặt da cần châm. Áp dụng kỹ thuật vô trùng.
-
Châm qua da
Bác sĩ thực hiện thao tác châm nhanh gọn, dứt khoát để người bệnh không đau hoặc ít đau. Việc đưa kim không đúng cách có thể gây đau trong quy trình châm cứu. Do đó, cách châm cứu này cần được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn.
-
Vê kim
Vê kim để tìm cảm giác đắc khí giúp đạt hiệu quả tối đa khi châm. Bác sĩ sẽ thực hiện đều đặn, linh hoạt, nhịp nhàng để người bệnh thấy ít đau nhất.
-
Rút kim
Kim sẽ được giữ nguyên vị trí trong vòng 15 – 20 phút, trong khi bệnh nhân thư giãn, bác sĩ sẽ rút kim. Sau đó sát trùng da chỗ kim châm.
Thời gian châm và số lần châm sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Cảm giác đắc khí là gì?
Đắc khí là vấn đề rất quan trọng khi châm. Theo Đông y, khi châm đạt được cảm giác đắc khí chứng tỏ khí của bệnh nhân được huy động đến thông qua mũi châm – đạt kết quả tốt.
Có thể xác định khi châm có cảm giác đắc khí bằng một trong hai cách:
- Cảm giác của bệnh nhân: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc lan xung quanh nhiều hoặc ít.
- Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim như bị da thịt vít chặt lấy, tiến hay lui kim có sức cản (cảm giác tương tự khi châm vào cục gôm tẩy).
Châm cứu là một phương pháp điều trị tự nhiên không sử dụng thuốc, ít tác dụng phụ, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh.